
1. Khái niệm chung về hạ tầng kỹ thuật:
Công trình hạ tầng kỹ thuật là các cơ sở hạ tầng dành cho dịch vụ công cộng; như hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, rác thải,..Ở Việt Nam, người dân thường gọi cơ sở hạ tầng bằng cái tên quen thuộc đó là điện, đường, trường, trạm. Những công trình này thường do các tập đoàn của chính phủ hoặc tư nhân đảm nhận, thuộc sở hữu công hoặc sở hữu tư nhân.
2. Vài nét sơ lược về một số hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiêu biểu:
2.1 Hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị: là tập hợp công tác thiết kế, thi công các công trình thiết bị kỹ thuật của đô thị. Các hệ thống giao thông đô thị, cung cấp nước sinh hoạt, thoát nước mưa, thoát nước thải, xử lý rác thải, cung cấp điện, đường dây thông tin, cung cấp nhiên liệu đốt… Những hệ thống thiết bị kỹ thuật này nhằm đảm bảo tiện nghi trong sinh hoạt và trong sản xuất của cộng đồng dân cư đô thị.
Trong những năm gần đây, sự phát triển của hệ thống đô thị cũng như quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đã được Nhà nước “chỉnh trang” đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới. Nhằm nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, hướng đến mục tiêu xây dựng, phát triển các khu đô thị văn minh, hiện đại và nghĩa tình.
2.2 Dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp: là các dự án đầu tư sử dụng đất thuộc khu công nghiệp, có ranh giới địa lý được xác định rõ ràng, không có dân cư sinh sống và được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên- xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Việc đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bao gồm các công trình giao thông nội bộ, cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành vv. Là nhằm phục vụ cho hoạt động của khu công nghiệp và cho các nhà đầu tư thuê lại để xây dựng nhà xưởng, tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
VIPECONS nhận thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật, doanh nghiệp chúng tôi luôn đổi mới tư duy, luôn lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu KHCN tiên tiến, để ứng dụng trong thực tiễn công việc thi công các cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, KCX…có chất lượng cao. Đó cũng là nền tảng tạo ra các cơ sở hạ tầng bền vững, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.
3. Các bước thực hiện
Sau khi nhận hồ sơ mời thầu, nhà thầu phải đọc hiểu đầy đủ các hạng mục của gói thầu.
− Các tài liệu khảo sát địa chất và khí tượng thủy văn của công trình.
− Kiểm tra toàn bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ của dự án hạ tầng kỹ thuật.
− Phát hiện những thiếu sót của các phần bản vẽ thiết kế (nếu có) để trình Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế chỉnh sửa bổ sung.
− Lập hồ sơ dự toán chào thầu, bóc tách khối lượng theo bản vẽ thiết kế của Dự án.
4. Chuẩn bị thi công
− Đơn vị thi công tiếp nhận từ Chủ đầu tư tại công trình bằng biên bản bàn giao mặt bằng thi công, mốc vị trí tọa độ chuẩn (sử dụng hệ tọa độ quốc gia VN-2000).
− Bố trí lán trại, nhà điều hành.
− Lập sơ đồ, tiến độ tổ chức thi công, tiến độ cung cấp vật tư.
− Tập kết đầy đủ máy móc, thiết bị đến công trường để tiến hành thi công.